LUẬT SƯ TƯ VẤN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP, CÔNG TY

+84 09.19.19.59.39

Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU

Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO

Điện thoại: +84 09.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn

Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh

 

Thời gian qua Nhà nước đã không ngừng tạo điều kiện để thực hiện được mục tiêu năm 2025 đại 1,3 – 1,5 triệu doanh nghiệp, hoạt động trong các lĩnh vực. Tuy nhiên, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, bên cạnh nguồn vốn nguồn nhân lực thì các quy phạm pháp luật là một trong các cơ sở quan trọng trong quá trình duy trì hoạt động kinh doanh.

Để thực hiện được điều này, mỗi doanh nghiệp đều cần đến sự hỗ trợ của luật sư tư vấn, nhằm đưa các hoạt động sinh lợi vận hành tốt trong hành lang pháp lý, nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh, phòng ngừa rủi ro và giải quyết các vi phạm. Với hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên sâu và đội ngũ chuyên nghiệp trong tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ pháp lý cho khách hàng, Nguyễn và Cộng sự (xem tại đây:Công ty luật NVCS – Tư Vấn doanh nghiệp, Sở hữu trí tuệ, Thuế, Kế toán) cung cấp cho các cá nhân, tổ chức những thông tin hữu ích dưới đây.

 

Luật sư tư vấn thành lập doanh nghiệp

 

Các loại hình doanh nghiệp - công ty

Tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định cụ thể về các loại hình doanh nghiệp, bao gồm 5 loại chính: Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp cổ phần, Doanh nghiệp hợp danh và Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH).Cụ thể:

 

Doanh nghiệp Nhà nước

Đây là tổ chức kinh tế, do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối. Được tổ chức dưới hình thức công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH).

Tuy nhiên, đây được xem là loại hình kinh doanh kém hiệu quả và có lợi nhuận thấp hơn so với Doanh nghiệp tư nhân.

Theo Điều 88, Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp Nhà nước được chia thành 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Các công ty TNHH 1 thành viên là các công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty Nhà nước và công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con. Ngoài ra, còn có công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100%  vốn điều lệ.

Ví dụ: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sảnViệt Nam (TKV), Ngân hàng Thương mại Nhà nước (theo Khoản 2, Điều 6, Luật các tổ chức tín dụng 2010, Ngân hàng Thương mại Nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ),…

Trường hợp 2: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (trừ các doanh nghiệp quy định theo trường hợp 1).

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con và công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

* Đây được xem là điểm mới của Luật doanh nghiệp 2020 so với Luật doanh nghiệp 2014.

Được quản lý theo một trong hai mô hình sau đây (Theo Điều 90, Luật doanh nghiệp 2020):

+ Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát;

+ Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.

Doanh nghiệp tư nhân

Theo Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) (hay còn gọi là công ty tư nhân/ công ty đóng) là doanh nghiệp mà trong đó, chỉ có 1 cá nhân làm chủ và sẽ tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, về mọi hoạt động của doanh nghiệp đó.

 

  • DNTN có các đặc điểm như:

+ Không có tư cách pháp nhân;

+ Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, không được bán phần vốn góp cho cá nhân/ tổ chức khác (không có khả năng huy độngv ốn từ bên ngoài);

+ Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân;

+ Chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.

 

  • Về quản lý:

+ Chủ DNTN có thể tự mình trực tiếp quản lý hoặc thuê người khác giữ các chức vụ trong doanh nghiệp, để điều hành hoạt động. Dù vậy, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về doanh nghiệp của mình.

+ Chủ DNTN có quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh, bao gồm cả việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

+ Chủ DNTN phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, bằng cả tài sản doanh nghiệp và tài sản cá nhân (rủi ro rất cao cho chủ doanh nghiệp).

Doanh nghiệp cổ phần

Còn gọi là Công ty cổ phần, là một dạng pháp nhân được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó.

So với hình thức doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần (DNCP) chỉ có trách nhiệm hữu hạn. Vốn điều lệ của công ty được chia thành những phần bằng nhau (cổphần) và được phát hành huy động vốn tham gia của Nhà đầu tư.

  • Theo Điều 111, Luật doanh nghiệp 2020, DNCP cónhữngđặcđiểmsau:

+ Có tư cách pháp nhân

+ Cổ đông tham gia góp vốn có thể là cá nhân, tổ chức

+ Số lượng cổ đông tối thiểu là 3, không hạn chế về số lượng tối đa

+ DNCP có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác (Theo luật Chứng khoán 2019 (2021)

+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác (Theo luật Doanh nghiệp 2020 có quy định)

+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ (gồm các nghĩa vụ tài sản khác) của doanh nghiệp, trong phạm vi vốn góp của mình.

 

  • Về cơ cấu quản lý:

Về cơ cấu tổ chức, DNCP phức tạp hơn so với loại hình khác, nên trong cơ chế quản lý cũng được phân chia rõ rệt, như sau:

+ Trong DNCP, Đại hội đồng cổ đông là bộ phận có quyềt quyết định cuối cùng cao nhất.

+ Hội đồng quản trị sẽ có toàn quyền quyết định quản lý và ra chiến lược phát triển cho công ty, chịu mọi trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông.

+ Kế đến là Giám đốc/ Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm điều hành công việc kinh doanh theo ngày, tháng, quý,…của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị.

Doanh nghiệp hợp danh

Công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung, tức là cùng có vốn và hoạt động kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh), từ đó sẽ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn trước các khoản nợ và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình kinh doanh đó. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty còn có thể có thêm các thành viên góp vốn (Theo Điều 177, Luật Doanh nghiệp 2020).

 

  • Đặc trưng cơ bản của công ty hợp danh:

+ Có tư cách pháp nhân

+ Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

+ Theo Luật doanh nghiệp 2020, thành viên của công ty hợp danh được chia thành 02 loại, chính vì thế sẽ có mức độ chịu trách nhiệm khác nhau, cụ thể:

 

  • Thành viên hợp danh: Là cá nhân sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, về các nghĩa vụ của công ty;
  • Thành viên góp vốn: Là cá nhân, tổ chức sẽ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn đã góp vào công ty.
  • Về quản lý:

Mô hình tổ chức quản lý của công ty hợp danh bao gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tich hội đồng thành viên, Giám đốc/ Tổng giám đốc.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

Đúng với tên gọi, đây là loại hình doanh nghiệp mà trong đó số lượng thành viên hạn chế, chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Theo Khoản 7, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2020 Công ty TNHH gồm 2 loại như sau:

Công ty TNHH 01 thành viên:

Là doanh nghiệp do 01 tổ chức hoặc 01 cá nhân làm chủ sở hữu (chủ sở hữu công ty), sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và có nghĩa vụ tài sản khác, trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty (Điều 74, Luật doanh nghiệp 2020).

  • Về đặc điểm:

+ Không có quyền phát hành cổ phần

+ Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định về tất cả vấn đề liên quan đến hoạt động công ty

+ Chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng một phần hoặc tất cả vốn điều lệ cho cá nhân, tổ chức khác.

  • Về quản lý:

+ Cơ cấu tổ chức quản lý trong Công ty TNHH 01 thành viên gồm:

  • Chủ tịch công ty, Giám đốc/ Tổng giám đốc hoặc Hội đồng quản trị, Giám đốc/ Tổng giám đốc (Tổ chức là chủ sở hữu).
  • Chủ tịch công ty, Giám đốc/ Tổng giám đốc (Cá nhân làm chủ sở hữu).

+ Đối với công ty có chủ sở hữu là doanh nghiệp Nhà nước, thì trước tiên phải thành lập Ban kiểm soát.

Công ty TNHH 02 thành viên trở lên:

Là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thànhviên. Theo đó, thành viên sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp (trừ trường hợp được quy định tại Khoản 4, Điều 47 Luật Doanh nghiệp) (Theo Điều 46, luật này).

 

  • Đặc điểm của công ty TNHH 02 thành viên trở lên gồm:

+ Tối thiểu 02 thành viên và tối đa không quá 50 người (dấu hiệu để phân biệt với các loại hình doanh nghiệp khác)

+ Khi công ty TNHH 02 thành viên bị ra tuyên bố phá sản, mà tài sản của công ty còn lại không đủ để thanh toán khoản nợ cho các chủ nợ thì thành viên của công ty cũng không mất thêm tài sản của mình ngoài số vốn đã góp (Khoản 4, Điều 47, Luật này)

+ Phần vốn góp chỉ được chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật

+ Không được phát hành cổ phần, cổ phiếu (trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần)

+ Công ty TNHH 02 thành viên chỉ được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật.

 

  • Về quản lý:

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH 02 thành viên trở lên, gồm có: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc/ Tổng giám đốc.

Trong trường hợp, đây là công ty thuộc doanh nghiệp Nhà nước, công ty con của doanh nghiệp Nhà nước thì trước tiên phải lập Ban kiểm soát.

 

Cách đặt tên doanh nghiệp khi thành lập công ty để không bị tranh chấp về quyền Sở hữu trí tuệ- nhãn hiệu - logo về sau

 

Hướng dẫn đặt tên, thương hiệu - logo công ty giá rẻ!

Một trong những việc quan trọng khi thành lập doanh nghiệp, chính là đặt tên doanh nghiệp. Tên sẽ gắn liền với quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, vì thế việc cân nhắc kỹ lưỡng sao cho phù hợp với quy định của pháp luật và được biết đến là thương hiệu uy tín. Dưới đây là một số thông tin mà Nguyễn và Cộng sự (xem tại đây:Công ty luật NVCS – Tư Vấn doanh nghiệp, Sở hữu trí tuệ, Thuế, Kế toán) cung cấp cho khách hàng vài lưu ý về cách đặt tên doanh nghiệp khi thành lập công ty mà không bị tranh chấp:

Tên doanh nghiệp sẽ bao gồm tên tiếng việt, tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên doanh nghiệp viết tắt. Khi đặt tên, doanh nghiệp có thể lượt bớt các tên nước ngoài và tên viết tắt. Tuy nhiên, để thuận lợi cho các hoạt động giao thương quốc tế và phát triển trong thời đại hội nhập quốc tế, luật sư tư vấn đặt tên doanh nghiệp khuyên nên đầy đủ cả 3 yếu tố, từ đó có thể tạo cho doanh nghiệp một số thuận lợi nhất định.

Theo Điều 37, Luật doanh nghiệp 2020, tên tiếng việt của doanh nghiệp gồm 2 thành tố theo thứ tự: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng.

Ví dụ: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN NGUYỄN VÀ CỘNG SỰ.

Theo Điều 39, Luật này có quy định. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.  Khi đó, tên riêng của doanh nghiệp có thể dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài hoặc giữ nguyên.

Ví dụ: NGUYEN VA CONG SƯ FINANCIAL ACCOUNTING CONSULTANT COMPANY LIMITED.

Và tên viết tắt của doanh nghiệp được chuyển từ tên tiếng Việt hoặc bằng tiếng nước ngoài.

Ví dụ: NVCS

Trong quá trình hỗ trợ khách hàng chọn tên, luật sư tư vấn doanh nghiệp sẽ cung cấp một số điều“cấm” mà chủ sở hữu cần lưu ý, theo Điều 38 và Điều 41, Luật doanh nghiệp 2020 như sau:

Đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã được đăng ký được quy định tại điều 41, Luật này

Sử dụng tên cơ quan Nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, … để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị, hoặc tổ chức đó.

 

Hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập doanh nghiêp - công ty

Với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, cũng cần các hồ sơ thành lập doanh nghiệp khác nhau, theo Điều 19 – 20 – 21 – 22, Luật doanh nghiệp 2020, luật sư tư vấn cung cấp các thông  tin  dưới đây để khách hàng có chuẩn bị phù hợp:

Đối với doanh nghiệp Nhà nước:

Người đề nghị thanh lập doanh nghiệp Nhà nước cần chuẩn bị các hồ sơ sau đây:

+ Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp

+ Đề án thành lập doanh nghiệp

+ Mức vốn góp điều lệ

+ Ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính vè nguồn vốn và mức vốn Điều lệ được cấp

+ Dự thảo điều lệ về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp

+ Giấy đề nghị cho doanh nghiệp sử dụng đất

+ Kiến nghị về hình thức tổ chức doanh nghiệp

+ Bản thuyết minh về các giải pháp bảo vệ môi trường

 

  • Đối với đăng ký doanh nghiệp tư nhân:

Hồ sơ bao gồm Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và Bản sao các giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

 

  • Đối với công ty hợp danh:

Hồ sơ đăng ký gồm các tài liệu như: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Điều lệ công ty, Danh sách thành viên, Bản sao các giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên và Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư 2020.

 

  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn:

Một hồ sơ đầy đủ để đăng ký công ty TNHH bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Điều lệ công ty, Danh sách thành viên và Bản sao các giấy tờ có liên trong. Trong đó, các giấy tờ cần bản sao là:

+  Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

 

  • Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần

Bao gồm các tài liệu như: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Điều lệ công ty, Danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài và bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

 

Các loại vốn góp khi thành lập doanh nghiệp - công ty là gì?

Trong lĩnh vực kinh doanh và thành lập doanh nghiệp – công ty, các loại vốn góp là một trong những vấn đề được quan tâm và tìm hiểu nhiều nhất. Theo đó, có 4 loại vốn cơ bản, bao gồm:

  1. Vốn điều lệ

Theo Khoản 34, Điều 4, Luật doanh nghiệp 2020 có quy địnhvốn điều lệ là tổng giá trị tài sản, mà các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh. Còn được xem là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty.

Đây là số vốn cơ bản mà doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục thành lập phải có.

Tất cả các loại hình doanh nghiệp khi hình thành đều cần có vốn điều lệ, và không quy định giới hạn về vốn điều lệ. Trừ trường hợp quy định về vốn pháp định và vốn ký quỹ, mà gây ảnh hưởng đến vốn điều lệ công ty.

  1. Vốn pháp định

Đến Luật doanh nghiệp 2020, đã không còn quy định cụ thể về Vốn pháp định. Tuy nhiên, doanh nghiệp – công ty có thể hiểu Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu bắt buộc phải có của doanh nghiệp, theo yêucầu của ngành nghề kinh doanh có điều kiện và có hình thức kinh doanh mang tính rủi ro cao.

Hiện nay, loại vốn này sẽ được quy định cụ thể trong các văn bản luật chuyên ngành với các ngành tương ứng.

  1. Vốn ký quỹ

Để đảm bảo tình trạng hoạt động của công ty, khi muốn thành lập doanh nghiệp cầnphải có một khoản tiền ký quỹ thực tế (có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn) tại ngân hàng bất kỳ.

Tuỳ vào  từng ngành nghề đăng ký, doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng quy định về vốn ký quỹ phù hợp.

  1. Vốn góp nước ngoài.

Đây là loại vốn do nhà đầu tư nước ngoài “rót” vốn vào các tổ chức kinh tế Việt Nam, để tiến hành các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận. Tuỳ vào từng lĩnhvực, Luật sẽ có quy định riêng về vốn đầu tư nước ngoài.

Ví dụ: Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, cần phải có tổng số vốn đầu tư tối thiểu là 1.000 tỷ đồng (không bao gồm chi phí sử dụng đất) (Theo Khoản 4, Điều 35, Nghị định 86/2018)

 

Các tranh chấp nội bộ doanh nghiệp có thể phát sinh sau khi doanh nghiệp hoạt động là gì?

 

  • Có 03 loại tranh chấp cơ bản trong nội bộ doanh nghiệp có thể phát sinh sau khi doanh nghiệp đi vào hoạt động, gồm:

+ Tranh chấp phát sinh từ quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên: Đối tượng tranh chấp là tư cách cổ đông, về các quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, hoặc cơ quan chủ quản không đồng ý với biểu quyết tán thành của người đại diện nắm phần vốn,..

+ Tranh chấp về quyền được làm Giám đốc, người đại diện theo pháp luật: Tranh chấp xảy ra khi nội bộ không thống nhất được việc chọn ra người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hoặc khi thay đổi người đại diện và xảy ra tranh chấp trong bàn giao quyền quản lý, tài liệu, con dấu,…

+ Tranh chấp về tư cách cổ đông, thành viên trong công ty: Cổ đông không góp vốn theo đúng như cam kết, không có quy định rõ rang về thời điểm hoàn tất chuyển nhượng và tính hợp pháp của hợp đồng chuyển nhượng,…

 

Làm sao để hạn chế các tranh chấp nội bộ doanh nghiệp sau khi hoạt động?

Để phòng tránh và ngăn ngừa các tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, luật sư tư vấn gửi đến khách hàng một số biện pháp sau:

+ Xây dựng chặt chẽ Điều lệ công ty

+ Xác định rõ vốn điều lệ và tỉ lệ sở hữu của các thành viên, cổ đông ngay từ đầu

+ Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp

+ Thiết lập các thoả thuận chi tiết giữa sáng lập viên trong doanh nghiệp

 

Thủ tục thành lập doanh nghiệp-công ty

Theo Điều 26, Luật doanh nghiệp 2020, để tiến hành đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh, người thành lập doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký (đại diện uỷ quyền, luật sư tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp) thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Luật sư tư vấn sẽ giúp khách hàng chuẩn bị hồ sơ và nộp qua mạng thông tin điện tử, dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Cơ quan thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và trao cho người thành lập Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ hợp lệ. Đây được xem là thời điểm xác định thời hạn thực hiện trách nhiệm đăng ký doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Cơ quan đăng ký sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày. Đối với trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản về các nội dung cần sửa đổi, bổ sung gửi đến người thành lập doanh nghiệp hoặc luật sư đại diện. Trong trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo đến người thành lập doanh nghiệp hoặc luật sư đại diện, bằng văn bản và trình bày rõ lý do.

 

Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp -công ty là gì?

Sau khi đã được cấp giấy phép kinh doanh, chủ doanh nghiệp buộc phải thực hiện các thủ tục dưới đây để tránh các xử phạt ngoài dự tính. Gồm công việc sau:

  1. Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu
  2. Treo bảng hiệu tại trụ sở công ty
  3. Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế
  4. Đăng ký chữ ký số điện tử
  5. Làm thủ tục để phát hành hoá đơn và ra thông báo phát hành hoá đơn
  6. Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn
  7. Tham gia bảo hiểm cho người lao động và các vấn đề thuế
  8. Đăng ký khấu hao tài sản cố định

Nếu khách hàng có nhu cầu hỗ trợ các thủ tục trước khi thành lập và sau thành lập doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Nguyễn và Cộng sự (xem tại đây:Công ty luật NVCS – Tư Vấn doanh nghiệp, Sở hữu trí tuệ, Thuế, Kế toán) sẽ cung cấp các thông tin chi tiết và giải đáp nhanh chóng cho quý khách.

 

Ngoài cung cấp dịch vụ tại Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý tới 63 tỉnh thành trên cả nước như: HàNội,  và các tỉnh lân cận tại Thành Phố Hồ chí Minh,…

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Tên công ty: Công ty TNHH Luật Quốc tế Nguyễn và Cộng Sự - NVCS

Địa chỉ: 170 – 170Bis, phường Phạm Ngũ Lão, Bùi Thị Xuân, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0916 303 656 (Liên hệ ngay cho luật sư để được tư vấn miễn phí)

Email: Luatsu@nvcs.vn

Website: Công ty luật NVCS – Tư Vấn doanh nghiệp, Sở hữu trí tuệ, Thuế, Kế toán

 

 

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

 https://www.linkedin.com/company/nvcs-firm/

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
DỊCH VỤ LIÊN QUAN
QUY TRÌNH, THỦ TỤC THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN 

QUY TRÌNH, THỦ TỤC THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN 

Văn phòng đại diện là một đơn vị trực thuộc công ty, cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và các đối tác mới. Có con dấu và tài khoản riêng của mình nhưng không có tư cách pháp nhân
QUY TRÌNH, THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH NĂM 2024

QUY TRÌNH, THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH NĂM 2024

Chi nhánh là một đơn vị trực thuộc công ty, thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp. Chi nhánh không có tư cách pháp nhân nhưng có con dấu và tài khoản riêng của mình.
DỊCH VỤ THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

DỊCH VỤ THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

 Theo quy định tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của công ty/tổ chức
Thành lập Doanh nghiệp tư nhân

Thành lập Doanh nghiệp tư nhân

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN GỒM: 1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp ; 2. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; 3. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ ;
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi