Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
Nhằm thích ứng với sự hội nhập quốc tế và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, trong nhiều năm qua pháp luật và cơ chế tư vấn pháp luật Việt Nam có nhiều thay đổi. Theo đó, chúng ta dễ dàng nhận thấy nghề luật sư thực hiện chức năng tư vấn là vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, luật sư tư vấn là gì? Họ giữ vai tròn hư thế nào trong các lĩnh vực đời sống? Làm thế nào để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất từ luật sư khi cần tư vấn các vấn đề pháp lý? Cùng tìm hiểu các thông tin mà Nguyễn và Cộng sự (xem tại đây: Công ty luật NVCS – Tư Vấn doanh nghiệp, Sở hữu trí tuệ, Thuế, Kế toán) cung cấp dưới đây.
Thế nào là một luật sư tư vấn?
Luật sư tư vấn là người cung cấp các thông tin về pháp luật, ý kiến đánh giá và giải pháp xử lý cụ thể các vấn đề mà khách hàng yêu cầu. Nói cách khác, luật sư tư vấn sẽ giải đáp các thắc mắc về pháp luật và hướng dẫn thân chủ của mình áp dụng đúng luật đối với từng trường hợp. Từ đó, giúp khách hàng thực hiện thoả đáng các vấn đề xảy ra và bảo vệ được quyền – lợi ích hợp pháp của họ.
Luật sư tư vấn làm gì khi tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng?
Giai đoạn tố tụng là các khâu khác nhau của quá trình tố tụng. Tuỳ vào tính chất, nhiệm vụ của mỗi loại hoạt động tố tụng, mà quá trình đó có thể chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Cơ bản được chia thành 2 giai đoạn chính là “Giai đoạn trong tố tụng” (Tham gia tố tụng) và “Giai đoạn ngoài tố tụng” (Đại diện ngoài tố tụng).
Với mỗi hoạt động khác nhau trong từng giai đoạn, luật sư tư vấn sẽ có vai trò và trách nhiệm khác nhau. Cụ thể:
Tham gia tố tụng
Tham gia tố tụng hay còn gọi là giai đoạn trong tố tụng, được xem là quá trình quan trọng nhất. Trong thời gian này, luật sư tư vấn phải vận dụng tốt nhất kiến thức và kinh nghiệm của mình để giúp khách hàng tìm ra hướng giải quyết. Quá trình đó được thực hiện lần lượt như sau:
- Tiếp nhận vụ việc và tìm hiểu thông tin, yêu cầu tư vấn từ khách hàng:
Tiếp nhận vụ việc là bước đầu tiên của quá trình tư vấn. Trong bước này, luật sư tư vấn sẽ tiếp xúc với khách hàng và lắng nghe các thông tin từ yêu cầu giải quyết. Đây cũng được xem là bước quyết định để hai bên ra quyết định về sự hợp tác. Để giải quyết khúc mắc, khách hàng có thể cung cấp thông tin cho luật sư qua các hình thức như:
- Trao đổi qua điện thoại, email: Ưu điểm của phương thức này là nhanh và tiết kiệm thời gian di chuyển đến điểm tư vấn, đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh; Đồng thời, có thể đính kèm các tài liệu liên quan. Tuy nhiên, trao đổi qua điện thoại hoặc email có một số bất lợi như: Người tư vấn khó nắm bắt được thái độ của khách hàng, hoặc người có nhu cầu tư vấn gửi thiếu hoặc không bày tỏ được rõ ràng mong muốn của bản thân.
- Trao đổi tại văn phòng luật sư: Hình thức này giúp người tư vấn cảm nhận rõ được thái độ của khách hàng. Thuận lợi trao đổi nhu cầu, thông tin, tài liệu đầy đủ và rõ ràng hơn. Nhược điểm là mất tốn kémvề chi phí ăn ở, đi lại (đối với những khách hàng ở xa), không thể sắp xếp thời gian phù hợp.
Dịch vụ lật sư tư vấn chuyên nghiệp tại NVCS
Kế tiếp, luật sư tư vấn sẽ làm rõ mục tiêu của cuộc trao đổi. thông thường gồm:
- Xác nhận lại thông tin vừa được khách hàng cung cấp;
- Tạo niềm tin và giúp khách hang đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp với quy định của pháp luật;
- Định hướng kế hoạch khách hàng nên xây dựng, để giải quyết vụ việc;
- Thoả thuận về thù lao khi tiến hành thực hiện hợp đồng.
Để thực hiện được, luật sư tư vấn cần:
- Trình bày cụ thể các vấn đề pháp lý khách hàng đang gặp phải;
- Thảo luận kỹ với khách hàng về những ưu điểm – nhược điểm của giải pháp, đề xuất các hướng giải quyết;
- Định hướng và lựa chọn giải pháp phù hợp nhất để tư vấn cho khách hang;
- Đưa ra các ý kiến tư vấn ngắn gọn, dễ hiểu, sát thực tế.
- Thoả thuận điều khoản, lập hợp đồng dịch vụ pháp lý:
Để tiến hành xác lập thoả thuận, thông thường 2 bên sẽ ký với nhau Hợp đồng dịch vụ pháp lý. Bên tư vấn sẽ cung cấp các dịch vụ pháp lý cần thiết cho khách hàng và nhận thù lao, theo đó, để sử dụng dịch vụ và đạt được mục đích của mình bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán thù lao theo những điều khoản trong hợp đồng.
Một Hợp đồng dịch vụ pháp lý thường gồm các nội dung như: Chủ thể của hợp đồng (khách hang và người tư vấn); Đối tượng của hợp đồng (Các dịch vụ pháp lý mà người tư vấn cung cấp và khách hang chấp nhận thuê dịch vụ đó) và Nội dung chính của hợp đồng (Các điều khoản chi tiết về những gì 2 bên thoả thuận trong hợp đồng, từ đó có thể xác định quyền và nghĩa vụ của các bên).
- Phân tích hồ sơ, xác định vấn đề:
Hồ sơ chính là những tài liệu – thông tin – văn bản mà trong quá trình trao đổi, khách hàng cung cấp. Sau khi phân tích, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hồ sơ, luật sư tư vấn có thể nắm bắt được các tình tiết và diễn biến của vụ việc. Từ đó, có thể đưa ra kết luận sơ bộ ban đầu về vụ việc.
- Tìm và áp dụng luật phù hợp:
Sau khi nghiên cứu hồ sơ, luật sư sẽ xác định được vấn đề pháp lý mà khách hàng của mình gặp phải, để có thể giải quyết và đưa ra câu trả lời thoả đáng cho các vấn đề, thìviệcxácđịnhLuậtápdụngphùhợplàrấtquantrọng.
Bên cạnh các điều luật trong Luật, Bộ Luật, luật sư tư vấn còn cần tìm và tham khảo các Nghị định, Thông tư, Nghị quyết,…Để tăng tính khách quan và độ chính xác. Trong trường hợp vụ việc có yếu tố nước ngoài, thì cần xem xét đến các Luật quốc tế, Điều ước quốc tế, …
* Lưu ý: Tại thời điểm áp dụng, các văn bản luật phải còn hiệu lực áp dụng.
- Tiến hành tư vấn, trả lời vướng mắc của khách hàng:
Bước sau cùng của quá trình tham gia tố tụng chính là tiến hành tư vấn cho khách hàng. Sau khi xác định được các vấn đề pháp lý và lựa chọn luật áp dụng phù hợp, luật sư sẽ đưa ra các hướng giải quyết và định hướng khách hàng lựa chọn giải pháp tốt nhất, từ đó có thể đảm bảo quyền lợi ở mức tối đa.
Đại diện ngoài tố tụng
Đây là một trong các hình thức mà luật sư tư vấn, người đại diện theo uỷ quyền thay cho khách hàng thực hiện các hoạt động giao dịch với bên thứ ba hoặc các thủ tục hành chính với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Việc đại diện ngoài tố tụng giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người cần được trợ giúp pháp lý, trong trường hợp họ không thể tự bảo vệ mình. Đại diện ngoài tố tụng chỉ được thực hiện trong phạm vi yêu cầu của người cần được trợ giúp pháp lý.
Người đại diện hợp pháp ngoài tố tụng là ai?
Để thực hiện giai đoạn này, luật sư tư vấn có một số quyền và nghĩa vụ cần đảm bảo thực hiện, như sau:
+ Về quyền: Người đại diện có thể yêu cầucơ quan, tổ chức liên quan cung cấp các tài liệu tạo điều kiện thực hiện công việc. Chủ động thực hiện các công việc trong phạm vi được yêu cầu. Được hưởng thù lao theo các điều khoản đã thoả thuận trước đó.
+ Về nghĩa vụ: Bảo mật thông tin thân chủ và gìn giữ các tài liệu quan trong có liên quan. Báo cho bên thức 3 về phạm vi và thời hạn được uỷ quyền. Trong quá trình đại diện ngoài tố tụng, người đại diện cần tích cực hoàn thành nhiệm vụ được uỷ quyền và thường xuyên thông báo với người uỷ quyền về tiến độ công việc. Ngoài ra, nếu có sai sót hoặc thiệt hại (do lỗi của người đại diện), thì phải bồi thường.
Các kỹ năng mà luật sư tư vấn cần phải có
Để tiến hành hoạt động tư vấn pháp luật, luật sư phải có được những kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức nhất định. Yêu cầu chung đối với luật sư tư vấn trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, sở hữu trí tuệ, … là giống nhau, đều xuất phát từ yêu cầu nghề nghiệp khi luật sư tư vấn cho khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý. Vậy, luật sư tư vấn cần đảm bảo những kỹ năng nào, cùng tìm hiểu với những yếu tố dưới đây:
- Luật sư tư vấn đưa ra ý kiến sát với thực tế vụ việc
Với nhu cầu giải quyết các “rắc rối” của mình nhanh nhất, khách hàng luôn kỳ vọng ý kiến tư vấn của luật sư sẽ sát với vụ việc, áp dụng được trên thực tế và đảm bảo quyền, lợi ích của họ. Vì thế, trước khi đưa ra ý kiến tư vấn, luật sư phải suy xét thật kỹ và căn cứ trên điều kiện của khách hàng.
Trong quá trình hành nghề, luật sư có thể gặp nhiều vụ án có tính chất và vấn đề pháp lý tương tự nhau. Tuy nhiên, không có vụ việc nào là giống nhau hoàn toàn. Vì thế, dù vận dụng kinh nghiệm giải quyết từ những trường hợp trước, luật sư còn phải dựa trên nhu cầu riêng, hồ sơ, điều kiện của mỗi khách hàng để có những hướng dẫn phù hợp. Dựa trên các nhu cầu như:
- Mong muốn cụ thể của khách hànglà gì?
- Khả năng tài chính, tài sản của khách hàng ở mức độ nào?
- Các yêu cầu này có đảm bảo không trái quy định pháp luật hay không?
- Phân bố thời gian hợp lệ
- Đưa ra các giải pháp cụ thể về giải quyết vụ việc
Đích đến cuối cùng của mỗi khách hàng, chính là giải quyết được vấn đề pháp lý đang gặp phải. Vì thế, nhiệm vụ của luật sư lúc này là tư vấn và tìm ra giải pháp phù hợp nhất, sao cho vụ việc được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả, đảm bảo được lợi ích của thân chủ.
Trong thực tế, luật sư sẽ gặp phải các khách hàng chưa thể trình bày rõ ràng nhất vụ việc của mình mà chỉ mô tả sơ bộ tình huống và mong muốn giải quyết nhanh chóng. Lúc này, với vai trò là người hướng dẫn, luật sư nên dựa trên kinh nghiệm và đặt ra nhiều câu hỏi sát với thực tế để làm rõ tình huống. Sau đó, tiến hành phân tích, tìm ra cơ sở pháp lý để điều chỉnh các mối quan hệ xảy ra xung đột.
Vídụ: Công ty A báo cáo rằng đã kê khai đầy đủ thuế doanh thu tính thuế GTGT. Tuy nhiên, sau quá trình điều tra, Cơ quan thuế đưa ra các cáo buộc về việc Công ty A kê khai thiếu một phần thuế GTGT (có một số mặt hàng đã bán, nhưng chưa thu được tiền). Để giải quyết, luật sư cần phải đặt những câu hỏi phân tích như sau:
+ Khách hàng đã vi phạm những quy định nào về kê khai thuế?
+ Mong muốn của khách hàng trong trường hợp này có đạt tới mức tốt nhất hay không. Tức là, nếu những cáo buộc từ Cơ quan thuế về vi phạm và mức phạt đối với Công ty A là hoàn toàn đúng, thì cần những cách nào để giảm xuống mức phạt thấp nhất. Và nếu những quyết định xử phạt đó chưa phù hợp, thì làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của Công ty này
+ Khách hàng cần chuẩn bị những hồ sơ (hợp lệ) nào?.Đảm bảo nội dung phù hợp với những quy định của pháp luật hiện hành.
- Giới hạn trách nhiệm khi tham gia vào hoạt động tư vấn pháp luật
Một trong những ngành nghề yêu cầu tính trách nhiệm và tập trung cao độ, phải kể đến là nghề Luật sư. Khi thực hiện tư vấn, luật sư có thể gặp nhiều rủi ro như bị kỷ luật, bị xử lý vi phạm hành chính hoặc phải bồi thường cho thân chủ. Để tránh những trường hợp như thế, người tư vấn cần có những biện pháp và am hiểu các luật điều chỉnh, để bảo vệ quyền lợi của thân chủ và chính bản thân mình.
Để làm được điều đó, luật sư cần:
+ Am hiểu các luật, điều lệ, quy tắc, ..điều chỉnh hoạt động tư vấn pháp lý
+ Tuyệt đối không tư vấn khách hàng thực hiện các nội dung trái với quy định của pháp luật
+ Bảo quản đầy đủ các giấy tờ, lưu lại các minh chứng về yêu cầu của khách hàng trong suốt quá trình tư vấn
+ Có những ràng buộc pháp lý, trách nhiệm về ý kiến tư vấn
+ Bảo đảm tính kiên định và độc lập trong suy nghĩ của luật sư tư vấn.
Dịch vụ tư vấn NVCS là điểm đến uy tín
- Kinh nghiệm thực tế trong mỗi vụ việc tiến hành tư vấn
Suốt thời gian hành nghề, người tư vấn có thể gặp nhiều khách hàng có tâm lý phức tạp, trường hợp rắc rối hoặc các vấn đề pháp lý tương tự nhau. Để giải quyết được những điều đó, luật sư cần có phản ứng nhạy bén, sự linh động trong xử lý tình huống bất ngờ và đặc biệt là kinh nghiệm thực tế dồi dào. Từ đó, mới có thể dễ dàng cân nhắc bối cảnh thực tế của mỗi khách hàng, mà áp dụng phương pháp tốt nhất.
- Đảm bảo vấn đề thời gian
Tâm lý khách hàng luôn mong muốn khi tìm đến luật sư sẽ được tiếp nhận hồ sơ và giải quyết ngay lập tức. Bên cạnh đó, đối với các khách hàng là người nước ngoài đang sinh sống tại các quốc gia lệch múi giờ với Việt Nam, việc trao đổi theo thời gian biểu của luật sư tại Việt Nam là điều khó khăn.
Chính vì thế, luật sư tư vấn cần sắp xếp thời gian biểu khoa học, để có thể kiểm soát tốt hiệu quả công việc, thời hạn khách hàng mong muốn và tải lượng công việc mà luật sư tư vấn cần thực hiện.
* Trong trường hợp, nếu những đề xuất – giải pháp – định hướng vụ việc không đúng quy định của pháp luật hoặc trái mong muốn của khách hàng, luật sư tư vấn có thể chịu nhiều trách nhiệm pháp lý như: Kỷ luật (tại Đoàn Luật sư), phạt hành chính, chịu trách nhiệm dân sự/ hình sự,…
Các phương tiện liên lạc để được tư vấn
Với mong muốn cung cấp các thông tin nhanh chóng và đạt hiệuquả cao, Nguyễn và Cộng sự (xem tại đây: Công ty luật NVCS – Tư Vấn doanh nghiệp, Sở hữu trí tuệ, Thuế, Kế toán) luôn cố gắng tạo các phương tiện thuận lợi để khách hàng có thể liên hệ đến luật sư tư vấn của công ty một cách nhanh nhất. Khi gặp các vấn đề tranh chấp trong các lĩnh vực Thuế, Kế Toán, Sở hữu trí tuệ, Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Bảo hiểm xã hội, các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, Thương mại,..Quý khách có thể liên hệ theo các phương thức sau đây:
Hotline:Để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất, khách hàng có thể gọi trực tiếp đến số điện thoại 0916303656 hoặc 0919195939.
Email: Nếu mong muốn trình bày các vấn đề vướng mắc và đính kèm các hồ sơ, tài liệu liên quan, khách hàng có thể gửi yêu cầu và thông tin vụ việc về địa chỉ sau: luatsu@nvcs.vn
Fanpage:Trong trường hợp khách hàng không có thời gian để trình bày mong muốn của mình và chưa hiểu nên thể hiện như thế nào, hãy để lại lời nhắn trong hộp thư thoại tại Fanpage NVCS (xem tại đây: Công ty luật NVCS – Tư Vấn doanh nghiệp, Sở hữu trí tuệ, Thuế, Kế toán), đội ngũ hỗ trợ của chúng tôi sẽ liên lạc lại ngay lập tức, để giải quyết các vấn đề bạn gặp phải.
Trao đổi tại văn phòng:Ngoài các hình thứctrên, khách hàng có thể đến tại Công ty Luật, để gặp trực tiếp luật sư tư vấn, tại địa chỉ: Tầng 1, số 170 – 170Bis, phường Phạm Ngũ Lão, Bùi Thị Xuân, Quận 1.
Hiện nay, luật sư tư vấn giữ vai trò qua trọng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Tư vấn pháp luật góp phần lớn trong đời sống xã hội nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm, hạn chế xảy ra tranh chấp và nâng cao hiểu biết của người dân. Nếu có bất cứ đắn đo gì, hãy liên hệ với chúng tôi, Nguyễn và Cộng sự luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Ngoài cung cấp dịch vụ tại Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lýtới 63 tỉnh thành trên cả nước như: Hà Nội, và các tỉnh lân cận tại Thành Phố Hồ chí Minh,…
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Tên công ty: Công ty TNHH Luật Quốc tế Nguyễn và Cộng Sự - NVCS
Địachỉ: 170 – 170Bis, phường Phạm Ngũ Lão, Bùi Thị Xuân, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0916 303 656 (Liên hệ ngay cho luật sư để được tư vấn miễn phí)
Email: Luatsu@nvcs.vn
Website: Công ty luật NVCS – Tư Vấn doanh nghiệp, Sở hữu trí tuệ, Thuế, Kế toán.