Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường năm 2024 cần những gì? 

+84 09.19.19.59.39

Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU

Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO

Điện thoại: +84 09.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn

Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh

 

Theo quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường 2020, quá trình đánh giá tác động môi trường phải được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Có thể hiểu rằng, việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là cơ sở để chủ đầu tư có cái nhìn chi tiết hơn về tình trạng chất lượng môi trường của doanh nghiệp. Từ đó, họ có thể đề xuất những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm một cách hiệu quả, và tuân thủ nghiêm túc các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật. Để có góc nhìn chi tiết hơn về thủ tục này, mời quý vị độc giả tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

 

quy định về báo cáo đánh giá tác động môi trường

quy-dinh-ve-bao-cao-danh-gia-tac-dong-moi-truong-nvcs 

Báo cáo đánh giá tác động môi trường là gì? 

Báo cáo đánh giá tác động môi trường hay còn gọi là Hồ sơ báo cáo ĐTM, đây là một hồ sơ được tạo ra để đánh giá và dự báo các vấn đề liên quan đến môi trường của một dự án. Mục tiêu của ĐTM là tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động đối với môi trường trong quá trình thực hiện dự án. Qua bản báo cáo này, chủ đầu tư cam kết đảm bảo rằng các hoạt động của nhà máy, cơ sở sản xuất, và các hoạt động khác sẽ đáp ứng mọi điều kiện được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường hiện hành.

Những dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Theo quy định của Điều 30 trong Luật Bảo vệ Môi trường 2020, các dự án có yêu cầu thực hiện đánh giá tác động môi trường được chia thành 2 nhóm: 

Dự án đầu tư nhóm I bao gồm:

1. Dự án nằm trong loại hình sản xuất, kinh doanh, hoặc dịch vụ có tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô và công suất lớn; dự án thực hiện các dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án dự định nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất.

2. Dự án nằm trong loại hình sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ có tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô và công suất trung bình, có tồn tại yếu tố nhạy cảm về môi trường. Trái lại, dự án không rơi vào loại hình sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ có tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô và công suất lớn, nhưng lại mang yếu tố nhạy cảm về môi trường.

3. Dự án liên quan đến việc sử dụng đất, đất có mặt nước, hoặc khu vực biển có quy mô lớn hoặc quy mô trung bình nhưng mang lại yếu tố nhạy cảm về môi trường;

4. Dự án liên quan đến việc khai thác khoáng sản và tài nguyên nước có quy mô và công suất lớn hoặc quy mô và công suất trung bình, nhưng đồng thời mang lại yếu tố nhạy cảm về môi trường;

5. Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất với quy mô trung bình trở lên, song đồng thời mang lại yếu tố nhạy cảm về môi trường.

6. Dự án yêu cầu quy mô lớn trong việc di dân và tái định cư.

Dự án đầu tư nhóm II gồm có:

1. Dự án liên quan đến việc sử dụng đất, đất có mặt nước, hoặc khu vực biển có quy mô trung bình hoặc nhỏ nhưng mang lại yếu tố nhạy cảm về môi trường

2. Dự án liên quan đến việc khai thác khoáng sản và tài nguyên nước có quy mô và công suất trung bình hoặc quy mô và công suất nhỏ, nhưng đồng thời mang lại yếu tố nhạy cảm về môi trường;

3. Dự án yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ, song đồng thời tồn tại yếu tố nhạy cảm về môi trường.

4. Dự án đòi hỏi quy mô trung bình trong việc di dân và tái định cư.

Tuy nhiên, trong trường hợp các đối tượng nêu trên thuộc dự án đầu tư công được xem là khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công, không cần thực hiện đánh giá tác động môi trường.

danh-muc-du-an-phai- lap-bao-cao-danh-gia-tac-dong-moi-truong

danh-muc-du-an-phai- lap-bao-cao-danh-gia-tac-dong-moi-truong-nvcs 

Thủ tục thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Thủ tục Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Điều 34 Luật bảo vệ môi trường năm 2020 như sau:

Bước 1: Thành phần bộ hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:

“1) Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;

2) Báo cáo đánh giá tác động môi trường;

3) Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư.”

Lưu ý:  Đối với dự án đầu tư xây dựng thuộc trường hợp phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định pháp luật về xây dựng, chủ đầu tư dự án được đệ trình đồng thời hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cùng với hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; Thời điểm trình do chủ đầu tư dự án quyết định nhưng phải bảo đảm trước khi có kết luận thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi.

Bước 2: Quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được tiến hành như sau:

Cơ quan thẩm định sẽ ban hành quyết định để thành lập hội đồng thẩm định, trong đó phải có ít nhất 07 thành viên. Quyết định thành lập hội đồng sẽ được gửi kèm theo tài liệu 2) và 3) mà chúng ta đã đề cập ở Bước 1 này đến từng thành viên của hội đồng.

Ít nhất một phần ba tổng số thành viên của Hội đồng thẩm định phải là chuyên gia. Chuyên gia là thành viên của hội đồng cần có chuyên môn trong lĩnh vực môi trường hoặc các lĩnh vực liên quan đến dự án đầu tư, đồng thời phải có kinh nghiệm làm việc ít nhất 07 năm nếu có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương. Nếu có bằng thạc sĩ hoặc văn bằng trình độ tương đương, thì kinh nghiệm làm việc ít nhất là 03 năm, và nếu có bằng tiến sĩ hoặc văn bằng trình độ tương đương, thì kinh nghiệm làm việc ít nhất là 02 năm.

Chuyên gia đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư thì mặc nhiên không được tham gia hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của chính dự án đó

Trong trường hợp dự án đầu tư có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, hội đồng thẩm định phải bao gồm đại diện của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó. Cơ quan thẩm định cần thu thập ý kiến bằng văn bản và đảm bảo sự đồng thuận từ phía cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi trước khi kết quả thẩm định được phê duyệt. Cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi có trách nhiệm chỉ định thành viên tham gia hội đồng thẩm định và ý kiến phải được trình bày dưới dạng bằng văn bản trong thời hạn lấy ý kiến về việc phê duyệt kết quả thẩm định. Trong trường hợp hết thời hạn lấy ý kiến mà không có văn bản trả lời, cơ quan này sẽ được xem là đồng thuận với nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Thành viên hội đồng thẩm định đảm nhiệm việc nghiên cứu hồ sơ đề nghị thẩm định, viết bản nhận xét về nội dung thẩm định theo quy định, và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với ý kiến nhận xét và đánh giá của mình.

Cơ quan thẩm định tiến hành xem xét, đánh giá, và tổng hợp ý kiến của các thành viên hội đồng thẩm định, cùng với ý kiến của các cơ quan và tổ chức có liên quan (nếu có), để tạo nền tảng quyết định việc phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Khi cần thiết, cơ quan thẩm định có thể tổ chức khảo sát thực tế, hội đàm và thu thập ý kiến từ cơ quan, tổ chức, và chuyên gia nhằm thực hiện quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trong quá trình thẩm định, nếu có yêu cầu chỉnh sửa hoặc bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan thẩm định sẽ có trách nhiệm thông báo cho chủ dự án đầu tư bằng văn bản để thực hiện.

 

Tham khảo thêm bài viết về: Thủ tục cấp Giấy phép môi trường 2024

Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 

Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được tính từ ngày bộ hồ sơ hợp lệ được tiếp nhận, cụ thể quy định như sau:

- Thời hạn không vượt quá 45 ngày đối với dự án thuộc nhóm I theo quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.

- Thời hạn không vượt quá 30 ngày đối với dự án thuộc nhóm II theo quy định tại các điểm c, d, đ, và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.

- Trong khoảng thời gian được quy định tại điểm a và điểm b của khoản này, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản thông tin về kết quả thẩm định đến chủ đầu tư dự án. Thời gian mà chủ dự án đầu tư sử dụng để điều chỉnh, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của cơ quan thẩm định và thời gian mà cơ quan thẩm định dành để xem xét và đưa ra quyết định phê duyệt theo quy định tại khoản 9 của Điều này sẽ được loại trừ khi xét thời hạn thẩm định.

- Thời hạn thẩm định như được quy định tại điểm a và điểm b của khoản này có thể được gia hạn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

 

hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo

ho-so-de-nghi-tham-dinh-bao-cao-danh-gia-tac-dong-moi-truong-nvcs 

Trách nhiệm của cơ sở sau khi được cấp Giấy quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Chấp nhận toàn bộ các thông tin và tuân thủ các yêu cầu được nêu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư và dự án xây dựng.

- Hợp tác với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đưa ra ý kiến trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, chúng tôi sẽ tổ chức công khai quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã. Điều này không áp dụng trong trường hợp được miễn tham vấn theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật bảo vệ môi trường 2020. 

- Nghiêm chính tuân thủ các yêu cầu được quy định tại Điều 26 và Điều 27 Luật bảo vệ môi trường.

- Trong quá trình triển khai xây dựng dự án, nếu chủ dự án có bất kỳ thay đổi nào như được quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật bảo vệ môi trường, họ phải làm báo cáo bằng văn bản đến cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Các thay đổi chỉ được thực hiện sau khi có quyết định chấp thuận về môi trường từ cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp sau:

a) Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp có bổ sung ngành nghề đầu tư loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, và thuộc nhóm III theo Phụ lục IIa, Mục I của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Thay đổi quy mô, công suất; điều chỉnh công nghệ của dự án thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại Phụ lục IIa, Mục I của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này mà không nằm trong trường hợp phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại khoản 2 của Điều 15 Nghị định này

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính

Đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ phê duyệt, các hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng cho trường hợp không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định.

- Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng cho trường hợp không thực hiện thủ tục lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định.

Đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, các hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng cho trường hợp không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định.

- Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng cho trường hợp không thực hiện việc lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định. (Căn cứ vào Điều 09 và Điều 11 tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP)

 

Tham khảo thêm bài viết về: Xin Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết Bảo vệ môi trường

Về Công ty Luật và Kế toán Nguyễn và Cộng sự - NVCS

Công ty Luật và Kế toán Nguyễn và Cộng sự - NVC, với gần 10 năm kinh nghiệm chuyên sâu đối với các thủ tục về môi trường, luôn tự hào mang đến dịch vụ tư vấn chất lượng. Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi cam kết cung cấp sự tư vấn rõ ràng, đầy đủ và hỗ trợ quý khách hàng trong việc hoàn thành mọi thủ tục liên quan đến bất động sản, từ những thủ tục đầu tiên cho đến khi nhận được giấy phép từ cơ quan chức năng. 

dịch vụ luật sư tư vấn

dich-vu-luat-su-tu-van-dau-tu-bat-dong-san-nvcs

 

Luật sư: NGUYỄN THÀNH TỰU

Điện thoại: 09.19.19.59.39

Email: tuulawyer@nvcs.vn


 

LIÊN HỆ

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn 

Website: https://nvcs.vn/

 https://www.linkedin.com/company/nvcs-firm/

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
DỊCH VỤ LIÊN QUAN
THỦ TỤC NHẬN NUÔI CON NUÔI NĂM 2024

THỦ TỤC NHẬN NUÔI CON NUÔI NĂM 2024

Việc nhận nuôi con nuôi không chỉ là quyết định quan trọng trong cuộc đời của một gia đình mà còn là một hành trình ý nghĩa đầy yêu thương và trách nhiệm. Tuy nhiên, để trở thành cha mẹ nuôi, các bậc phụ huynh cần nắm rõ quy trình và các thủ tục pháp lý cần thiết
CÔNG TY CẮT GIẢM NHÂN SỰ, NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG HAY KHÔNG MỚI NHẤT 2024?

CÔNG TY CẮT GIẢM NHÂN SỰ, NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG HAY KHÔNG MỚI NHẤT 2024?

Khái niệm về cắt giảm nhân sự hiện nay chưa có định nghĩa chính xác theo pháp luật. Tuy nhiên ta có thể hiểu “Cắt giảm nhân sự” là một thuật ngữ trong doanh nghiệp. Từ này thường được sử dụng để mô tả hoạt động giảm số lượng nhân viên trong một tổ chức.
TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO TRONG THỞI GIAN ĐÌNH CÔNG ?

TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO TRONG THỞI GIAN ĐÌNH CÔNG ?

Đinh công được hiểu là sự ngừng việc tạm thời của người lao động dù số lượng là bao nhiêu nhưng cũng phải được diễn ra một cách có nguyện và có tổ chức nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao
TRƯỜNG HỢP NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC HƯỞNG LƯƠNG NGỪNG VIỆC LÀ GÌ? ĐIỀU KIỆN VÀ CÁCH TÍNH MỨC HƯỞNG 2024

TRƯỜNG HỢP NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC HƯỞNG LƯƠNG NGỪNG VIỆC LÀ GÌ? ĐIỀU KIỆN VÀ CÁCH TÍNH MỨC HƯỞNG 2024

Trong quan hệ lao động, tiền lương là lợi ích mà người lao động luôn phấn đấu để đạt được. Tuy nhiên, những nguyên nhân thực tế như thiên tai, dịch bệnh hoặc các lý do khác từ con
CON BẤT HIẾU, CHA MẸ CÓ ĐƯỢC LẤY LẠI ĐẤT ĐÃ CHO ?

CON BẤT HIẾU, CHA MẸ CÓ ĐƯỢC LẤY LẠI ĐẤT ĐÃ CHO ?

Có Được Lấy Lại Đất Khi Con “Thay Đổi Tính Nết”?; Sang Tên Sổ Đỏ Xong Sẽ Có Quyền Gì?
Các trường hợp hợp đồng uỷ quyền bị vô hiệu

Các trường hợp hợp đồng uỷ quyền bị vô hiệu

Hiện nay, hợp đồng uỷ quyền ngày càng được ưa chuộng, vì vậy để nắm rõ các quy định về hợp đồng uỷ quyền để tránh các trường hợp bị vô hiệu và hợp pháp hợp đồng uỷ quyền để thực hiện các công việc cụ thể. Hãy cùng Luật NVCS tìm hiểu chi tiết về các trường hợp hợp đồng uỷ quyền bị vô hiệu nhé!
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Để lại địa chỉ email của bạn để nhận những tin tức cập nhật về luật mới nhất

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi