Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ - Luật sư - Trọng Tài Thương Mại - CEO
Điện thoại: +84 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt - tiếng Anh
Tại Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp được thành lập và vẫn đang hoạt động là con số vô cùng lớn. Tính đến nay đã có hơn 148.000 doanh nghiệp đã thành lập, tuy nhiên, số lượng người biết về doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa cũng như các vấn đề pháp lý liên quan đến các doanh nghiệp đó lại rất hạn chế. Chính vì lý do đó mà không ít doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa bị các công ty lớn, tập đoàn khổng lồ vùi dập, trở nên không có chỗ đứng trong nền kinh tế. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; đưa ra một số cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất một vài biện pháp khắc phục các hạn chế của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cuối cùng là đưa ra một số vấn đề pháp lý liên quan đến sự thành công của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa cũng như giới thiệu về dịch vụ luật sư tư vấn để các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện hoạt động kinh doanh của mình phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
doanh-nghiep-nho-va-vua
- 1. Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa là gì?
- 2. Thành lập doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa có khác với việc thành lập các doanh nghiệp khác không?
- 3. Hộ kinh doanh có được chuyển đổi sang doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa không?
- 4. Những cơ hội, tiềm năng của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
- 5. Những thách thức, khó khăn của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
- 6. Cách thức để doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa thành công trong hoạt động kinh doanh
- 7. Những vấn đề liên quan đến sự thành công của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
- 8. Dịch vụ tư vấn về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp tại Công ty TNHH luật quốc tế Nguyễn và Cộng Sự
Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa là gì?
Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa là tên gọi tắt của doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp vừa. Tuy nhiên, thông thường các doanh nghiệp này đều được gọi ngắn gọn là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa không phải là một trong các loại hình doanh nghiệp được pháp luật quy định. Theo đó, pháp luật về doanh nghiệp quy định chỉ có bốn loại hình doanh nghiệp, bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Cơ sở để gọi các doanh nghiệp đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa là dựa trên các tiêu chí về số lượng người lao động, về quy mô hoạt động, về vốn và doanh thu sản phẩm của doanh nghiệp. Lĩnh vực mà các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh được chia thành lĩnh vực thương mại dịch vụ; lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động. Dựa vào các lĩnh vực nêu trên, căn cứ Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì có các tiêu chí để phân biệt thế nào là doanh nghiệp siêu nhỏ, thế nào là doanh nghiệp nhỏ và thế nào là doanh nghiệp vừa.
Theo lĩnh vực thương mại dịch vụ, doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ có số lượng người lao động không quá 10 người, tổng doanh thu của năm ít hơn 10 tỷ đồng hoặc số nguồn vốn của năm ít hơn 03 tỷ đồng.Trong khi doanh nghiệp nhỏ sẽ có từ 10 cho đến không quá 50 người lao động, tổng doanh thu của một năm phải từ 10 tỷ cho đến không quá 100 tỷ đồng hoặc có tổng nguồn vốn của năm từ 03 tỷ cho đến không quá 50 tỷ đồng. Đối với doanh nghiệp vừa, số người lao động phải có từ 50 người cho đến không quá 100 người lao động, tổng số doanh thu của một năm phải có từ 100 tỷ đồng cho đến không quá 300 tỷ đồng hoặc có số tổng nguồn vốn của năm phải có từ 50 tỷ đồng cho đến không quá 100 tỷ đồng.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động, doanh nghiệp siêu nhỏ có số lượng người lao động không quá 10 người, tổng doanh thu của năm ít hơn 03 tỷ đồng hoặc số nguồn vốn của năm ít hơn 03 tỷ đồng. Trong khi doanh nghiệp nhỏ sẽ có từ 10 người cho đến không quá 100 người lao động, tổng doanh thu của năm có từ 03 tỷ cho đến không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm có từ 03 tỷ cho đến không quá 20 tỷ đồng. Còn doanh nghiệp vừa thì có số lượng lao động là từ 100 người cho đến không quá 200 người lao động, tổng doanh thu của năm phải có từ 50 tỷ cho đến không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm là 20 tỷ cho đến không quá 100 tỷ đồng.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thành lập doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa có khác với việc thành lập các doanh nghiệp khác không?
Đối với chủ thể có tư cách thành lập doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa thì cá nhân, tổ chức có quyền thành lập doanh nghiệp phải không rơi vào các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp, khoản 4 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2018, khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 130 Luật Phá sản 2014.
Như đã đề cập từ trước, pháp luật về doanh nghiệp chỉ quy định có bốn loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Khi thành lập các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các chủ sở hữu cũng phải chọn một trong các loại hình doanh nghiệp kể trên. Tức là, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể được thành lập và tồn tại dưới loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần tùy vào mục đích, nguồn vốn cũng như nhu cầu của chủ sở hữu. Tiếp theo, doanh nghiệp đó sẽ dựa trên các tiêu chí quy định tại Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 để xác định đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ hay doanh nghiệp vừa. Từ đây, tồn tại sự khác biệt giữa các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa với các doanh nghiệp khác. Nếu các công ty, doanh nghiệp có số lượng người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm nhiều hơn 200 người hoặc có số doanh thu của năm trước liền kề nhiều hơn 300 tỷ hoặc tổng nguồn vốn của doanh nghiệp lớn hơn 100 tỷ thì doanh nghiệp đó không được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Như vậy, về tổng quan thì giữa doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa với các doanh nghiệp khác chỉ khác nhau về tổng nguồn vốn, số lượng lao động và doanh thu. Ngoài những sự khác biệt trên thì các doanh nghiệp này về cơ bản là giống nhau bởi bản chất của việc thành lập các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa là thành lập dưới bốn loại hình doanh nghiệp đã nêu trên.
Hộ kinh doanh có được chuyển đổi sang doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa không?
Hộ kinh doanh là một tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh tuy nhiên hộ kinh doanh khác với các loại hình doanh nghiệp. Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì hộ kinh doanh do cá nhân hoặc các thành viên của hộ gia đình đăng ký thành lập và cá nhân hoặc các thành viên của hộ gia đình phải chịu trách nhiệm với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh bằng toàn bộ tài sản của mình.
Hộ kinh doanh hoàn toàn có thể chuyển đổi sang doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, bởi về bản chất thì hộ kinh doanh chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Tuy nhiên, hộ kinh doanh cần phải đảm bảo nguồn nhân công, vốn và doanh thu của mình sao cho phù hợp với các tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Một số loại giấy tờ tài liệu trong trường hợp hộ kinh doanh muốn chuyển đổi sang doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 27 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Sau đây bài viết sẽ gọi các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa được là các loại hình doanh nghiệp. Ví dụ: doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa được thành lập theo loại hình công ty cổ phần sẽ được gọi là công ty cổ phần.
Trường hợp muốn chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp tư nhân: tài liệu hồ sơ quy định tại Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Trường hợp muốn chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp tư nhân: tài liệu, hồ sơ quy định tại Điều 22 Nghị định 01/2021/NĐ-CP nhưng không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trường hợp muốn chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang công ty hợp danh: giấy tờ, hồ sơ quy định tại Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP nhưng không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trường hợp muốn chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang công ty cổ phần giấy tờ, hồ sơ quy định tại Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP nhưng không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh sẽ được hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp; Hỗ trợ đăng ký doanh nghiệp, công bố thông tin doanh nghiệp; Hỗ trợ thủ tục đăng ký ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; Hỗ trợ lệ phí môn bài và Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán được quy định từ Điều 15 đến Điều 19 Nghị định số 80/2021/ NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Những cơ hội, tiềm năng của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
Thứ nhất, để thành lập các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì chủ sở hữu không cần phải góp nhiều vốn để thành lập. Bởi xuất phát từ bản chất và đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa là có nguồn vốn khá hạn hẹp (không lớn hơn 300 tỷ).
Thứ hai, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tận dụng nguồn lực tại địa phương với chi phí thấp. Thông thường, với nguồn vốn khá hạn chế nên các doanh nghiệp sẽ được thành lập tại địa phương mà chủ sở hữu sinh sống nên các nguồn lực như nhân công, chi phí mặt bằng, kho bãi sẽ có giá thành phù hợp hơn so với những vị trí trung tâm kinh tế. Chính vì lý do đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã phần nào hỗ trợ nhà nước trong việc cung cấp việc làm cho người lao động tại các địa phương.
Thứ ba, doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường kinh tế. Khi thị trường thay đổi thì doanh nghiệp cũng có thể điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh một cách nhanh chóng và phù hợp dựa trên cơ sở đội ngũ những người quản lý của doanh nghiệp có số lượng ít nên dễ dàng đưa ra các đề xuất và các quyết định, nghị quyết của doanh nghiệp nhanh chóng được thông qua.
Thứ ba, mô hình doanh nghiệp nhỏ gọn tạo cảm giác thân thiện, gần gũi với khách hàng. Từ đó, tiếp cận được sâu sắc về nhu cầu đa dạng của người dùng. Hình thành nên chiến lược kinh doanh, quảng bá, công bố về sản phẩm cũng như dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông thường tập trung chủ yếu là bán buôn, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ nên có thể đưa ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với từng loại khách hàng.
Thứ tư, doanh nghiệp nhỏ và vừa được Chính phủ và cơ quan nhà nước hỗ trợ tại nhiều khía cạnh như hỗ trợ về tư vấn thành lập, thủ tục hồ sơ, hỗ trợ về lệ phí môn bài hay hỗ trợ tư vấn thủ tục hành chính và chế độ kiểm toán.
Những thách thức, khó khăn của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
Thứ nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa có nguồn vốn hạn chế và khả năng huy động vốn kém. Nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa thường đến từ gia đình, người quen hay vay từ các ngân hàng,...Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp mới thành lập thì họ không có khả năng chứng minh năng lực tài chính hay có đủ uy tín để vay vốn từ ngân hàng để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Do đó mà các doanh nghiệp này thường không được tiếp cận với những nguồn vốn đầu tư lớn và không có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Thứ hai, quy trình sản xuất, công nghệ hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất sản phẩm khó tiếp cận. Ngoài ra, khi thị trường thay đổi nếu doanh nghiệp mong muốn điều chỉnh mô hình, phương thức kinh doanh cũng thực sự khó khăn trong việc thay đổi mới trang thiết bị và xúc tiến thương mại.
Thứ ba, doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng cạnh tranh rất gay gắt đối với các công ty lớn hay tập đoàn khổng lồ. Bởi vậy mà các doanh nghiệp này thường không thể chiếm lĩnh thị trường.
Thứ tư, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể hình thành nên xung đột lợi ích vì thông thường nguồn vốn để thành lập doanh nghiệp đến từ nguồn vốn tự phát hoặc huy động từ gia đình, bạn bè, người quen nên các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh doanh của công ty cũng chính là mục tiêu của các cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Cách thức để doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa thành công trong hoạt động kinh doanh
Đổi mới sản phẩm, dịch vụ: các doanh nghiệp tiến hành cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có tính chất khác biệt, mới so với các sản phẩm tương tự trên thị trường. Sự khác biệt có thể đến từ quy trình sản xuất, nguyên, nhiên, vật liệu hay kiểu dáng của sản phẩm.
Đổi mới quy trình: các doanh nghiệp cung cấp quy trình sản xuất hoặc dịch vụ tốt hơn so với hiện tại. Quy trình sau khi đổi mới có thể ngắn gọn hoặc dài hơn so với trước khi đổi mới tùy thuộc vào sự phù hợp, kiến thức cũng như khả năng nhận thức về nguồn lực của công ty.
cach-thuc-de-doanh-nghiep-nho-va-vua-thanh-cong-trong-hoat-dong-kinh-doanh
Đổi mới quản lý: các doanh nghiệp có khả năng thực hiện hệ thống các quy định, thông lệ hoặc tái cơ cấu lại các chức vụ trong nội bộ doanh nghiệp. Ngoài ra, đội ngũ quản lý, điều hành công ty còn có thể đổi mới quản lý bằng cách tham gia các khóa học ngắn hạn về điều hành, quản trị doanh nghiệp để tăng hiệu quả quản trị trong công ty của mình.
Đổi mới marketing: các doanh nghiệp thay đổi những phương pháp, cách thức để tiếp cận hay thu hút khách hàng. Sự thay đổi này có thể về thiết kế sản phẩm, đóng gói bao bì, quảng cáo toàn mặt trận, định vị thị trường hay thiết lập giá bán sao cho phù hợp.
Như vậy, một khi các doanh nghiệp đạt được ít nhất một trong các sự đổi mới nêu trên thì doanh nghiệp đã và đang đi trên con đường của sự thành công.
Những vấn đề liên quan đến sự thành công của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
Đối với việc các doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sản phẩm, đổi mới cách marketing để thu hút khách hàng, thì việc thay đổi thiết kế, bao bì đóng gói hay nhãn hiệu, logo cần phải đăng ký nhãn hiệu, đăng ký sáng chế hay đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Từ đó, các sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh sẽ được pháp luật bảo vệ, hạn chế sự đạo nhái, hàng giả, hàng trôi nổi trên thị trường.
Tham khảo bài viết về: Dịch vụ Luật sư tư vấn sở hữu trí tuệ
Đối với việc các doanh nghiệp đổi mới quản trị, thay đổi mô hình kinh doanh hay chế độ lao động, kiểm toán, kế toán thì sẽ không khó xảy ra các tranh chấp về nội bộ như tranh chấp về nghị quyết của người điều hành, quản lý của công ty, tranh chấp ai được làm giám đốc/ tổng giám đốc. Do đó, để hạn chế những tranh chấp này, doanh nghiệp ngay từ bước thành lập phải quy định chặt chẽ về điều lệ công ty, xác định rõ tỷ lệ sở hữu vốn của từng thành viên và lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp để trung hòa các nhu cầu của thành viên.
Tham khảo bài viết về: Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp
Dịch vụ tư vấn về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp tại Công ty TNHH luật quốc tế Nguyễn và Cộng Sự
Nguyễn và Cộng Sự (NVCS) đã có kinh nghiệm hơn 10 năm về lĩnh vực doanh nghiệp, đặc biệt là thành lập các doanh nghiệp, hoạt động doanh nghiệp và chấm dứt hoạt động doanh nghiệp. Công ty đảm bảo sẽ cố gắng mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn tận tâm về thành lập doanh nghiệp tốt nhất và mới nhất như:
- Tư vấn cách đặt tên doanh nghiệp phù hợp với pháp luật hiện hành;
- Tư vấn thủ tục, hồ sơ, giấy tờ tài liệu để thành lập doanh nghiệp;
- Tư vấn các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp;
- Tư vấn về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp;...
Ngoài ra Nguyễn và Cộng sự còn hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đăng ký sáng chế, đăng ký nhãn hiệu, logo,... đối với sản phẩm, nhãn hiệu của doanh nghiệp. Nguyễn và Cộng sự còn hỗ trợ trong việc tư vấn và giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế và kế toán của doanh nghiệp.
dich-vu-thanh-lap-doanh-nghiep
Luật sư: NGUYỄN THÀNH TỰU
Điện thoại: 09.19.19.59.39
Email: tuulawyer@nvcs.vn